Hàng dễ vỡ

Đây thường là hàng thuỷ tinhgốm, sứ. Hãy dùng giấy bọt (giấy bubble): Đóng gói từng đơn vị hàng bằng giấy gói. Chú ý bao kín các góc cạnh nếu có. Sau đó đựng chúng trong thùng carton.

Hàng chứa dung dịch

Là các chai, lọ chứa dung dịch, hàng chất lỏnghoá chất. Nguyên tắc là ngăn chặn không cho chất lỏng chảy ra ngoài.

Hãy sử dụng màn bọc hoặc băng keo quanh miệng vật chứa. Ngoài ra, có thể sử dụng các vật liệu thấm dung dịch đặt chung với hàng hoá.

Chú ý nếu vật chứa là hàng dễ vỡ cũng phải sử dụng giấy bubble như trên đã đề cập.

Thiết bị điện tử

Thiết bị điện tử như là laptop, điện thoại, máy chụp hình. Ngoài sử dụng giấy bubble còn có xốp. Lưu ý là loại hàng này có nhiều góc cạnh hơn loại hàng đầu tiên. Ngoài ra cần chú ý khi đựng hàng trong thùng giấy. Không được để không gian trống trong thùng quá nhiều để hạn chế va đập.

CÁCH ĐÓNG GÓI HÀNG 2 LỚP

Là phương pháp đóng gói 2 lớp, sử dụng 2 hộp. Dựa vào các chỉ tiêu của FedEx thì cách đóng hộp kép như sau:

  • Gói từng đơn vị hàng bằng một lớp giấy bubble hoặc xốp dày 5cm.
  • Lấp kín không gian trong hộp bằng các vật liệu đệm, có thể sử dụng giấy báo, xốp vụn.
  • Đóng hộp lại bằng phương pháp chữ H, hoàn tất đóng lớp 1.
  • Lớp hộp thứ 2 mỗi thước đo dài, rộng, cao phải hơn ít nhất 15cm lớp 1.
  • Gói hộp 1 quanh 1 lớp đệm bằng giấy bóng khí hoặc xốp dày 8cm.
  • Nhồi vật liệu đệm lần 2 và đóng lớp 2 lại

Cho dù đã đóng gói cẩn thận vẫn nên chú ý khi bốc dỡ và vận chuyển đối với mặt hàng này. Việc đóng gói chỉ hạn chế chứ không ngăn chặn được hư tổn do va chạm gây ra. Vì vậy, phải ghi lên thùng hoặc vật chứa bằng ký hiệu cho hàng. Sau đây là một số ký hiệu thường dùng